Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử Xã Đông Thịnh  - Huyện Đông Sơn - Tỉnh Thanh Hóa

Phương thức quản lý điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh Nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Đăng lúc: 16:41:49 17/04/2024 (GMT+7)
100%
Print

Phương thức quản lý điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh Nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Phương thức quản lý điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh Nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

 Kính thưa toàn thể nhân dân!Thực hiện Thông tư 17/2018/TT-BNNPTNT của bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ngày 31/10/2018 quy định phương thức quản lý điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh Nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Thì hiện nay các cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 Điều 12 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 22/02/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm, bao gồm:

a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định, trừ tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên;

c) Sơ chế nhỏ lẻ;

d) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

đ) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;

Các cơ sở nói trên được quản lý theo phương thức như sau:

1. Phương thức quản lý các cơ sở nói trên (Quy định tại Điều 3, Thông tư này).

* Phương thức quản lý điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm được thực hiện thông qua việc tổ chức ký cam kết, kiểm tra việc thực hiện nội dung đã cam kết và xử lý các cơ sở vi phạm cam kết.

* Thời hạn ký cam kết: 3 năm/lần.

2. Kiểm tra việc thực hiện nội dung đã cam kết ( Quy định tại Điều 6, thông tư này)

* Kiểm tra việc thực hiện nội dung đã cam kết của các cơ sở sản xuất, kinh doanh nêu tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này: Cơ quan được phân công quản lý thực hiện theo kế hoạch kiểm tra được Ủy ban nhân dân các cấp phê duyệt hàng năm. Biên bản kiểm tra theo mẫu tại Phụ lục II kèm theo Thông tư này.

* Kiểm tra đột xuất: Cơ quan được phân công quản lý thực hiện kiểm tra đột xuất khi có sự cố về an toàn thực phẩm liên quan hoặc theo chỉ đạo của cơ quan cấp trên.

3. Xử lý cơ sở vi phạm cam kết ( Quy định tại Điều 6, thông tư này)

Đối với các cơ sở vi phạm cam kết lần đầu: Cơ quan được phân công quản lý nhắc nhở cơ sở tuân thủ bản cam kết.

Đối với các cơ sở vi phạm cam kết lần thứ hai: Cơ quan được phân công quản lý công khai việc cơ sở không thực hiện đúng cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.

Đối với cơ sở vi phạm cam kết gây hậu quả nghiêm trọng hoặc cơ sở vi phạm cam kết từ lần thứ 3 trở đi: Tùy theo mức độ vi phạm, cơ quan được phân công quản lý kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định pháp luật hiện hành.

Trên đây là nội dung tuyên truyền về Phương thức quản lý điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh Nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Kính mong nhân dân lắng nghe tuyên truyền và thực hiện tốt nội dung tuyên truyền để đảm bảo an toàn thực phẩm theo đúng quy định pháp luật./. 

Công khai kết quả giải quyết TTHC

Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
324058

ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH

Số điện thoại tiếp nhận của các tổ chức, cá nhân liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính
02373.742.289