Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử Xã Đông Thịnh  - Huyện Đông Sơn - Tỉnh Thanh Hóa
Đông Thịnh là một xã ở vùng đồng bằng, nằm gần khu vực trung tâm của huyện Đông Sơn, phía đông giáp phường Đông Tân thành phố Thanh Hóa, phía nam giáp xã Đông Văn, phía tây giáp xã Đông Yên, Đông Minh, phía bắc giáp xã Đông Khê và thị trấn Rừng Thông. Diện tích tự nhiên của toàn xã là 427,1 ha. Xã có đường tỉnh lộ 517 chạy qua.
Đông Thịnh là một vùng quê có sự phát triển văn hóa văn nghệ dân gian khá lâu đời, còn để lại một số di sản tiêu biểu cho văn hóa dân gian Đông Sơn. Đông Thịnh, Đông Xuân (nay là thị trấn Rừng Thông), Đông Anh (nay là Đông Khê) là một trong những trung tâm văn hóa, lễ hội dân gian của Đông Sơn. Người dân Đông Thịnh đã góp phần quan trọng trong việc hình thành, lưu truyền, phát triển những làn điệu dân ca, dân vũ nổi tiếng như múa đèn, trò hàng Bi, hàng Bào (trò Ngô), múa gậy…. Từ xưa các làng trong vùng (trong đó có Đông Thịnh) cùng thờ Lê Ngọc và con thứ hai của ông có công nổi dậy chống nhà Đường xâm lược nước ta vào đầu thế kỷ VII tại Nghè Sâm (nay thuộc thị trấn Rừng Thông); vào các năm Thìn, Tuất, Sửu, Mùi vùng này tổ chức lễ và trò tại lễ hội Nghè Sâm.
Đông Thịnh trước đây thuộc vào tổng Lê Nguyễn gồm thôn Cửa Bụt, thôn Ngọc Lậu, thôn Đà Ninh, xã Mai Xuyên và sở Tĩnh Gia. Năm Minh Mệnh thứ 2 (1821), thôn Cửa Bụt được đổi thành Đại Từ.
Tên Nôm của Đại Từ là Kẻ Bụt, Ngọc Lậu là Kẻ Dậu, Đà Ninh là Đà Niểng. Mai Xuyên và Tĩnh Gia gọi chung là Kẻ Môi.
Năm 1928, huyện Đông Sơn được đổi thành phủ. Phủ Đông Sơn có 7 tổng. Các làng của Đông Thịnh thuộc tổng Tuyên Hóa.
Ngay sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền Cách mạng huyện giải thể 7 tổng và chia Đông Sơn thành 23 xã. Các làng của Đông Thịnh thuộc xã Tuyên Hóa. Vào năm 1948, đơn vị hành chính cấp xã của huyện được tổ chức lại còn 13, các làng của xã Đông Thịnh thuộc vào xã Đông Anh. Hai làng Mai Xuyên và Tĩnh Gia nhập làm một mang tên Đoàn Kết. Năm 1953, Đông Sơn lại chia 13 xã thành 22. Đông Anh được tách thành ba xã là Đông Anh, Đông Thịnh và Đông Xuân. Tên xã Đông Thịnh bắt đầu từ đây.
Ngày nay xã Đông Thịnh gồm 7 thôn: Đà Ninh, Đại Từ 1, Đại Từ 2, Đại Từ 3, Ngọc Lậu 1, Ngọc Lậu 2, Đoàn Kết.
Người dân Đông Thịnh sống chủ yếu bằng nghề nông và sản xuất kinh doanh nghề đá, dân cư sống liền kề, đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng phát triển. Những năm qua, nhân dân Đông Thịnh cần cù, chịu khó, sáng tạo, nhạy bén trong lao động sản xuất nỗ lực vươn mình phát triển. Kinh tế tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, thu nhập bình quân đầu người tăng.
Trong những năm qua, kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá, các chỉ tiêu chủ yếu đều đạt kế hoạch đề ra; tốc độ tăng trưởng sản xuất ước đạt 19,2%, trong đó nông, lâm, thủy sản 3,8%, công nghiệp – xây dựng 22,4% dịch vụ thương mại 20,6%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành nông nghiệp 15,2%, công nghiệp – xây dựng 61,6%; dịch vụ thương mại 23,2%; Thu nhập bình quân đầu người đạt 60 triệu đồng (tăng 10,4 triệu so với đầu kỳ. Xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2017.
Ngay sau đó, ĐT đã chuyển trọng tâm sang xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Cấp ủy, chính quyền xã Đông Thịnh xác định đây là mục tiêu, nhiệm vụ tối quan trọng, hàng đầu để ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần của người dân.
Xác định vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM NC, NTM KM, thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong" và “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của Nhân dân”. Chính bởi lẽ đó, xã ĐT đã chú trọng làm tốt công tác tuyên truyền, vận động; nâng cao nhận thức để người dân hiểu rõ chủ trương của Đảng, cơ chế, chính sách của Nhà nước trong xây dựng NTM NC, NTM KM với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng thụ”.
Mỗi người dân Đông Thịnh trở thành những tuyên truyền viên tích cực. Tuyên truyền, vận động gia đình, người thân và mọi người xung quanh hiểu được xây dựng nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu là sự nghiệp của toàn dân, là trách nhiệm và quyền lợi của mỗi người dân và mỗi người dân phải là chủ thể trong tham gia xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Đây là sự nghiệp của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Cấp ủy, chính quyền xã Đông Thịnh đã xác định dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu - đây là sự nghiệp lâu dài của toàn Đảng, toàn dân và của cả hệ thống chính trị, nhiệm vụ thường xuyên, liên tục và không có điểm dừng.
Xác định điện, đường, trường, trạm là những yếu tố quan trọng, đối với sự phát triển của một vùng nông thôn. Do vậy, xã Đông Thịnh đã quan tâm đầu tư, tập trung huy động nguồn lực theo phương châm “Huy động nguồn lực từ cộng đồng là quyết định, sự tham gia của người dân là quan trọng, sự hỗ trợ ngân sách nhà nước là cần thiết”. Vận động người dân hiến đất, hiền công trình, góp công, góp của mở rộng đường giao thông nông thôn, giao thông, kênh mương nội đồng; xây dựng các tuyến đường sáng-xanh-sạch-đẹp. Cùng với đó, xã hết sức quan tâm đến công tác y tế, giáo dục. Hiện nay, 2 trường học của xã đều được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, tiến tới xây dựng trường học hạnh phúc.
Bên cạnh đó, xã đã tích cực tuyên truyền, vận động các hộ gia đình cải tạo khuôn viên nhà ở, sắp xếp nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp, khoa học; Thực hiện cải tạo vườn tạp, xây dựng mô hình nhà sạch – vườn đẹp; nhà sạch – vườn mẫu; vệ sinh chuồng trại trong chăn nuôi đảm bảo đúng quy cách, thu gom phân loại rác thải đảm bảo vệ sinh môi trường. Đến nay, toàn xã đã cải tạo được hàng trăm vườn tạp, xây dựng trên chục vườn mẫu.
Song song với đó, hệ thống các Nhà văn hóa thôn được đầu tư nâng cấp khang trang, sạch đẹp, gắn liền với khu thể thao, là nơi sinh hoạt cộng đồng, hình thành và phát huy hiệu qủa hoạt động của Câu lạc bộ, phát triển các phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao. Đời sống tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.
Đông Thịnh là xã có đường tỉnh lộ 517 chạy qua, giáp danh thành phố Thanh Hóa và gần với các nút giao thông quan trọng; đây là điều kiện để Đông Thịnh phát triển mạnh ngành nghề, kinh doanh dịch vụ thương mại, buôn bán vật liệu xây dựng, tạp hóa ..v.v. Bên cạnh đó, xã đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại, gia trại, đưa các cây con có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, góp phần tăng thu nhập cho người dân.
Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã đã có những chuyển biến tích cực, năng suất, sản lượng, chất lượng nông sản ngày càng tăng. Xuất phát từ yêu cầu thực tế của sự phát triển kinh tế của xã hội nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng, chương trình OCOP là giải pháp quan trọng cho cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, phát triển sản xuất và xây dựng nông thôn mới; sản phẩm OCOP là sản phẩm của địa phương nhưng phải được gia tăng giá trị lên tầm quốc gia. Vì vậy xã Đông Thịnh đang hướng tới xây dựng thương hiệu theo chuẩn OCOP dưa vàng sản xuất trong nhà lưới tại trang trại Tfarm. Để xây dựng dưa Kim hoàng hậu đạt tiêu chuẩn OCOP, Tfarm đã xây dựng hệ thống nhà kính, đầu tư hệ thống tưới nước nhỏ giọt theo công nghệ của Israel, đồng thời ứng dụng công nghệ vi sinh, dùng phân bò hoai mục phối trộn với một số loại phân NPK có thành phần Oganic để bón cho dưa, vừa cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, vừa đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm của quả dưa. Dưa vàng từ khi trồng đến khi thu hoạch khoảng 60 – 75 ngày. Giống dưa này cho năng suất cao hơn các loại dưa khác. Dưa sau khi thu hoạch chỉ cần để ở nơi khô ráo, thoáng mát là có thể bảo quản được một tháng, để lâu thì vỏ có màu vàng đậm và ngọt hơn. Hiện loại dưa này đang được người tiêu dùng rất ưa chuộng. Hướng tới nền sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn đến tay người tiêu dùng nên Tfarm đã đăng ký chứng nhận quy trình sản xuất Vietgap, sản phẩm được kiểm tra chất lượng định kỳ và dán tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Từ đó sản phẩm dưa vàng của Tfarm được bày bán tại các cửa hàng bán thực phẩm sạch khắp cả nước, mang đến sự yên tâm cho người dùng.
Với sự nỗ lực, cố gắng và quyết tâm cao, đến nay toàn xã đã có 7/7 thôn hoàn thành 14/14 tiêu chí thôn nông thôn mới kiểu mẫu.
Về xã Đông Thịnh hôm nay có thể nhìn thấy sự chuyển mình, sự đổi thay khởi sắc của một vùng quê thuần nông vốn nhiều khó khăn, vất vả. Những con đường đất lầy lội, trơn trượt mỗi khi trời mưa, nay đã được mở rộng, thảm nhựa và bê tông hoá, phong quang, sạch đẹp trải dài, nối liền các thôn xóm, ra tận cánh đồng và vào tận cửa ngõ của mỗi gia đình.
Những ngôi nhà vườn, nhà cao tầng mọc lên san sát. Cây xanh tỏa bóng mát hai bên đường. Hệ thống điện cao áp chiếu sáng trên khắp mọi nẻo đường, camera an ninh được lắp đặt khắp các trục đường đảm bảo an ninh trật tự, văn minh thôn xóm... Tất cả tạo nên sự đổi thay, ấn tượng về một vùng quê giàu đẹp đang trên đà phát triển.
z4825280383526_a1cbd5ae66e8661849c7dabc059c6f1e.jpgz4825280408251_a47664cf17834ed714482c58fb0b4eef.jpg
                                                                                                  Công chức VH- XH- Nguyễn Thị Đào
 

Công khai kết quả giải quyết TTHC

Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
324058

ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH

Số điện thoại tiếp nhận của các tổ chức, cá nhân liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính
02373.742.289